Thang máy ngày càng trở nên phổ biến trong các gia đình, nhà phố cao tầng và chung cư mini tại đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện nghi, người dùng cũng đối mặt với nhiều rủi ro kỹ thuật – đặc biệt là hiện tượng thang máy bị nhiễm điện. Đây là tình trạng gây cảm giác tê nhẹ khi chạm vào cabin, bảng điều khiển hoặc tay vịn, tiềm ẩn nguy cơ giật điện, chập cháy và ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện tượng này thường bắt nguồn từ việc lắp đặt sai kỹ thuật, không có hệ thống tiếp địa hoặc do môi trường ẩm ướt. Để đảm bảo an toàn thang máy, người dùng cần hiểu rõ nguyên nhân, tác hại và biết cách phòng tránh kịp thời. Bài viết dưới đây Quang Minh Elevator sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn sử dụng thang máy an toàn và hiệu quả hơn mỗi ngày.
I. Thang máy bị nhiễm điện là gì?
Nhiễm điện trong thang máy thường biểu hiện qua cảm giác tê nhẹ khi chạm vào bề mặt kim loại của cabin hoặc khung cửa, đôi khi là tiếng lách tách nhỏ. Đây là hiện tượng điện tích tích tụ trên bề mặt thang máy, còn gọi là tĩnh điện.
Tuy nhiên, cần phân biệt rõ ràng giữa nhiễm điện và rò rỉ điện thang máy. Nhiễm điện (tĩnh điện) thường chỉ gây khó chịu nhẹ, không quá nguy hiểm nếu dòng điện nhỏ. Ngược lại, rò rỉ điện thang máy là tình trạng dòng điện bị thoát ra ngoài khỏi mạch dẫn, có thể gây điện giật thang máy với cường độ lớn và cực kỳ nguy hiểm.
Các dấu hiệu nhận biết phổ biến:
- Cảm giác tê nhẹ, giật mình khi chạm vào tay vịn, nút bấm hoặc cửa cabin.
- Nghe thấy tiếng lách tách nhỏ khi mở hoặc đóng cửa.
- Thiết bị điện tử trong cabin hoạt động không ổn định.
- Bề mặt thang máy dễ bám bụi bẩn một cách bất thường.

II. Nguyên nhân khiến thang máy bị nhiễm điện
1. Không có hệ thống cọc tiếp địa
Hệ thống tiếp địa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc triệt tiêu các dòng điện rò, dẫn chúng xuống đất và đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như thiết bị. Một cọc tiếp địa thang máy đạt chuẩn sẽ là “bộ phận bảo vệ” tối ưu nhất.
Hậu quả khi không có tiếp địa:
- Nguy cơ điện giật cao: Khi dòng điện bị rò rỉ mà không có đường thoát, nó sẽ tích tụ trên bề mặt thang máy, gây nguy hiểm cho người chạm vào.
- Chập cháy, nổ: Dòng rò có thể gây quá tải, chập mạch, dẫn đến cháy nổ.
- Gián đoạn vận hành: Ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của thang máy.
2. Dây diện cũ, hỏng hoặc đầu nối kém
Theo thời gian, hệ thống điện thang máy có thể xuống cấp. Các dây điện cũ, bị mòn lớp cách điện, đứt gãy hoặc các mối nối lỏng lẻo, đấu nối không đúng kỹ thuật là nguyên nhân hàng đầu gây rò điện và thậm chí tạo ra tia lửa điện. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến an toàn mà còn làm hư hại các thiết bị điện tử bên trong cabin.
3. Môi trường hố pit hoặc hố thang ẩm ướt
Hố pit thang máy (phần đáy giếng thang) là khu vực rất dễ bị ẩm ướt, đặc biệt vào mùa mưa bão hoặc khi có sự cố ngập nước. Nước là chất dẫn điện, khi xâm nhập vào khu vực này, nó có thể gây chập mạch, rò điện ra vỏ thang máy.
4. Ảnh hưởng từ sét, thiên tai, nguồn điện không ổn định
Thang máy, với kết cấu chủ yếu là kim loại, rất dễ bị tích điện khi có sấm sét hoặc khi nguồn điện lưới không ổn định, chập chờn. Hiện tượng sét đánh có thể gây thang máy bị chập điện nghiêm trọng, truyền điện vào toàn bộ hệ thống.
5. Không vệ sinh và bảo trì định kỳ
Khi thang máy không được lau chùi thường xuyên, bụi bẩn và các hạt mang điện sẽ tích tụ trên bề mặt cabin. Trong môi trường thiếu lưu thông không khí và có độ ẩm cao, các hạt này sẽ tạo thành trường tĩnh điện khiến thang máy dễ bị nhiễm điện hơn. Ngoài ra, nếu không bảo trì định kỳ, những lỗi như rò rỉ điện hay đấu nối sai kỹ thuật sẽ không được phát hiện và xử lý kịp thời.
III. Tác hại của việc thang máy bị nhiễm điện
1. Nguy hiểm đến tính mạng người dùng
Tác hại lớn nhất của nhiễm điện là nguy cơ điện giật thang máy, đặc biệt nguy hiểm đối với người già, trẻ nhỏ hoặc người có sức khỏe yếu. Dòng điện rò rỉ dù nhỏ cũng có thể gây giật mình, hoảng loạn, và nếu cường độ lớn hơn có thể dẫn đến tử vong.
2. Cháy nổ, hư hại thiết bị
Nhiễm điện nặng có thể gây ra hiện tượng chập cháy, làm hư hỏng nghiêm trọng các bộ phận quan trọng như board mạch điều khiển, hệ thống cáp điện, động cơ. Điều này không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn dẫn đến các sự cố thang máy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động và tuổi thọ của thiết bị.
3. Thu hút bụi bẩn, giảm thẩm mỹ
Bề mặt kim loại bị nhiễm điện sẽ hút bụi bẩn mạnh hơn bình thường, khiến việc vệ sinh thang máy trở nên khó khăn hơn. Thang máy sẽ dễ bị bám bụi thang máy, trông mất thẩm mỹ và theo thời gian, lượng bụi bẩn tích tụ có thể ảnh hưởng đến các bộ phận cơ khí, làm giảm tuổi thọ của thang máy.
IV. Cách xử lý khi phát hiện thang máy bị nhiễm điện
1. Tạm ngưng sử dụng và cảnh báo khu vực nguy hiểm
Đây là hành động khẩn cấp và quan trọng nhất. Ngay lập tức rút nguồn điện của thang máy hoặc ngắt cầu dao tổng. Đồng thời, đặt biển cảnh báo hoặc thông báo rõ ràng để không ai tiếp tục sử dụng thang máy.
2. Thông báo ngay cho đơn vị kỹ thuật chuyên môn
Tình trạng nhiễm điện không thể xử lý bằng cách tạm thời như lau chùi hay bọc cách điện đơn giản. Người dùng cần liên hệ với đơn vị lắp đặt hoặc bảo trì thang máy chuyên nghiệp để kiểm tra toàn bộ hệ thống. Kỹ thuật viên sẽ dùng thiết bị đo điện chuyên dụng để phát hiện vị trí rò rỉ, kiểm tra lại dây dẫn, các đầu nối, bộ phận tiếp địa và khắc phục triệt để sự cố.
3. Gia cố hệ thống tiếp địa
Nếu nguyên nhân nhiễm điện đến từ việc không có cọc tiếp địa, cần bổ sung ngay hệ thống này theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Cọc tiếp địa giúp dẫn điện dư thừa từ thiết bị xuống đất, làm giảm nguy cơ giật điện hoặc nhiễm điện từ các yếu tố bên ngoài như sét đánh, điện trường cao áp. Đây là giải pháp căn cơ và lâu dài trong việc đảm bảo an toàn điện cho thang máy.

4. Xử lý chống ẩm cho hố pit và hố thang
Một trong những nguyên nhân khiến thang máy dễ nhiễm điện là môi trường ẩm thấp, đặc biệt là tại khu vực hố pit – nơi đặt thiết bị giảm chấn và motor. Gia chủ nên thực hiện các biện pháp chống thấm, chống ẩm bằng sơn chuyên dụng hoặc vật liệu ốp kín, đảm bảo khu vực này luôn khô ráo.
5. Thay mới diện điện, đầu nối và thiết bị đã xuống cấp
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện dây điện bị nứt, lão hóa hoặc các đầu nối bị lỏng, cần thay mới toàn bộ dây dẫn và đấu nối lại đúng kỹ thuật. Các linh kiện như bảng mạch, bo mạch điều khiển, công tắc từ… nếu có dấu hiệu chập cháy hoặc hoạt động kém ổn định cũng nên được thay thế ngay để tránh tích tụ điện trong tương lai.
6. Bảo trì thang máy định kỳ đúng quy trình
Một trong những cách khắc phục bền vững và hiệu quả nhất chính là duy trì lịch bảo trì thang máy định kỳ. Việc kiểm tra và bảo dưỡng hàng tháng hoặc hàng quý sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như rò rỉ điện, hư hỏng thiết bị hoặc tăng độ ẩm bên trong hệ thống. Nhờ đó, sự cố sẽ được xử lý trước khi gây ảnh hưởng lớn, giúp thiết bị luôn vận hành trơn tru và an toàn.
V. Kết luận
Thang máy bị nhiễm điện là một hiện tượng không thể xem nhẹ – không chỉ gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng, mà còn là mối đe dọa tiềm ẩn đến toàn bộ hệ thống vận hành và tuổi thọ của thiết bị. Trong nhiều trường hợp, chỉ một cú giật nhẹ ban đầu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một sự cố điện nghiêm trọng đang hình thành âm thầm phía sau.
Nếu bạn hoặc gia đình đang sử dụng thang máy và phát hiện ra dấu hiệu của hiện tượng nhiễm điện, đừng chần chừ. Hãy liên hệ ngay với Quang Minh Elevator thông qua Hotline 0981 09 38 38 để được tư vấn, kiểm tra và xử lý kịp thời nhé!